Comuni và Signorie Lịch sử Ý

Palazzo Vecchio, trước kia được gọi là Palazzo della Signoria

Trong lịch sử Ý sự xuất hiện của Signorie (số ít: Signoria) là một giai đoạn đi cùng với sự suy tàn của hệ thống cai trị Công xã Trung Cổ và sự trỗi dậy của nhà nước triều đình. Trong hoàn cảnh này từ Signoria (ở đây được hiểu là "Quyền lực Lãnh chúa") là sự đối lập với định chế Công xã hay cộng hoà thành bang.

Quả vậy, những nhà quan sát thời đó và các nhà sử học hiện đại coi sự xuất hiện của Signoria là phản ứng với sự bất lực của Communi trong duy trì luật lệ và trật tự cũng như ngăn chặn xung đột phe phái và bất ổn dân sự. Trong những điều kiện hỗn loạn thường xảy ra ở các thành bang Ý thời Trung Cổ, mọi người đều hy vọng vào một cá nhân mạnh mẽ để tái lập trất tự cũng như giải giáp giới quý tộc phong kiến.

Ở thời hỗn loạn hay khủng khoảng, các thành phố thỉnh thoảng trao chức Signoria cho các cá nhân được coi là đủ mạnh để cứu vớt nhà nước. Ví dụ, thành bang TuscanPisa đã trao chức Signoria cho Vua Charles VIII của Pháp với hy vọng ông sẽ bảo vệ nền độc lập của Pisa trước kẻ thù lâu đời là Firenze. Tương tự, Siena đã trao chức Signoria cho Cesare Borgia.

Các kiểu Signoria

Thành phần và các chức năng chuyên biệt của Signoria (quý tộc Ý) khác biệt tại mỗi thành phố. Ở một số thành bang (như Verona dưới sự cai quản của gia đình Della Scala hay Firenze ở thời Cosimo de MediciLorenzo the Magnificent) chính thể là cái mà ngày nay chúng ta có thể miêu tả bằng thuật ngữ nhà nước độc đảng theo đó đảng ưu thế nắm chức Signoria của thành bang trong tay một gia đình hay triều đại.

Tại Firenze sự sắp xếp này là không chính thức bởi nó không được hợp pháp hoá trong hiến pháp trước khi Medici bị trục xuất khỏi thành phố năm 1494.

Tại các thành bang khác (như Milano của Visconti) quyền lực mang tính triều đại của Signoria được công nhận chính thức như một phần của hiến pháp của Commune', và đã được Nhân dân "phê chuẩn" cũng như được Giáo hoàng hay Thánh chế La Mã công nhận.

Những nước cộng hoà gần biển

Bài chi tiết: Repubbliche Marinare
Cờ hiệu Hải quân Ý, với quốc huy của bốn Repubbliche Marinare chính[12]

Ý ở thời điểm này được biết đến nhờ các nước cộng hoà thương mại, gồm Cộng hoà Firenze và Các nước Cộng hoà ven biển. Đó là các thành bang và nói chung là những chính thể cộng hoà theo đó chúng chính thức là các quốc gia độc lập, dù đa số trước kia là những vùng lãnh thổ từng thuộc Đế chế Byzantine (ngoại trừ đáng chú ý là Genova và Pisa). Tất cả các thành phố đó ở thời điểm có quyền độc lập đều có các hệ thống quản lý tương tự (dù không phải là giống hệt) theo đó giới thương nhân có quyền lực to lớn. Dù trên thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay tập đoàn chính trị đầu sỏ, và ít có điểm giống với nền dân chủ hiện đại, tuy vậy sự tự do chính trị có được cũng đã giúp mang lại tiến bộ trong khoa học và nghệ thuật.

Bốn nước Cộng hoà Ven biển ở Ý gồm Venezia, Genova, Pisa, Amalfi và chúng luôn được liệt kê theo thứ tự đó, phản ánh ưu thế thời ấy của từng nước. Tuy nhiên, các thị trấn khác ở Ý cũng có một lịch sử từng là những nước Cộng hoà Ven biển, dù ở tầm vóc thấp hơn. Những nước này gồm Gaeta, Ancona, Molfetta, Trani và, tại DalmatiaRagusaZara.

Venezia và Genova là cổng thương mại của châu Âu với phương Đông, và là nơi sản xuất thuỷ tinh trang trí, trong khi Firenze từng là thủ phủ của tơ lụađồ trang sức. Sự giàu mạnh có được từ những mặt hàng đó đồng nghĩa với khả năng cung cấp vốn cho các dự án công cộng lớn cũng như các công trình thủ công cá nhân. Các nước cộng hoà ven biển tham gia sâu vào cuộc Thập tự chinh, hỗ trợ và quan trọng nhất là lợi dụng các cơ hội chính trị và thương mại có được từ những cuộc chiến đó. Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư, với mục tiêu hão huyền để "giải phóng" Jerusalem, thực tế dẫn tới cuộc chinh phục Zara và Constantinople của Venezia.

Mỗi nước Cộng hoà Ven biển đều từng có thời điểm nắm quyền cai quản với các vùng đất hải ngoại, gồm nhiều hòn đảo thuộc Địa Trung Hải và đặc biệt là SardiniaCorsica, những vùng đất thuộc Adriatic, và những vùng đất ở Cận ĐôngBắc Phi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Ý http://www.isn.ethz.ch/php/collections/coll_gladio... http://www.isn.ethz.ch/php/documents/collection_gl... http://books.google.com/books?id=X4xw8-Oj9usC&pg=P... http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=it&... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://www.historyworld.net/wrldhis/PlainTextHisto... http://correlatesofwar.org/COW2%20Data/Capabilitie... http://www.foreignaffairs.org/20060501faessay85305... http://links.jstor.org/sici?sici=0013-8266(198801)... https://web.archive.org/web/20090105232715/http://...